BÍ QUYẾT QUẢN LÝ RẦY NHẢY HIỆU QUẢ TRÊN SẦU RIÊNG
BÍ QUYẾT QUẢN LÝ RẦY NHẢY HIỆU QUẢ TRÊN SẦU RIÊNG
Hiện nay, sầu riêng là vua của các loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng mang giá trị kinh tế cao nên được người dân rất ưa chuộng. Nhiều khu vực bắt đầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, do đó diện tích sầu riêng của nước ta đang tăng lên dần. Tuy nhiên, đây cũng là cây trồng chịu nhiều loài sâu hại như rầy nhảy khiến cho bà con và các chủ vườn luôn lo lắng trong quá trình chăm sóc cây trồng.
Rầy nhảy (hay còn gọi là rầy phấn) có tên khoa học là Allocaridara malayensis, là đối tượng gây hại phổ biến, quan trọng trên cây sầu riêng.Chúng thường phát triển mạnh trong các tháng mùa nắng, gây hại bộ lá của cây (chủ yếu trên đọt non, lá non) từ đó làm cây không quang hợp được, ra hoa ít, đậu trái kém, trái bị sượng, phẩm chất kém, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây sầu riêng.
Đặc điểm gây hại và triệu chứng:
+ Rầy nhảy thường sống ở mặt dưới lá; cả ấu trùng và thành trùng đều chích hút các lá non, lá bị hại thường có những chấm vàng. Khi bị hại nặng, lá thường khô, quăn queo, cong lại, rụng hàng loạt (lá non rụng nhiều) và khô ngọn.
+ Ngoài ra rầy nhảy còn tiết ra mật ngọt tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển làm đen lá, trái.
Hình dạng rầy nhảy:
+ Con rầy nhảy trưởng thành có chiều dài từ 2,5 – 3mm, cánh trong suốt toàn thân màu vàng nhạt. Trứng được rầy nhảy đẻ thành từng đám trong mô lá non. Khi mới đẻ trứng có màu vàng, sau đó chuyển dần sang màu nâu. Ấu trùng phía ngoài có phủ một lớp sáp mỏng, có các tua sáp kéo dài đến cuối thân. Trưởng thành và ấu trùng tuổi lớn di chuyển nhanh khi thấy động và tập trung ở mặt dưới lá sầu riêng.
+ Khác với rầy xanh, rầy nhảy di chuyển rất linh hoạt, khi bị động chúng sẽ nhảy sang các lá khác. Đặc biệt khi vào mùa khô chúng sẽ phát triển mạnh và lây lan nhanh từ vườn này sang vườn khác, ngược lại, vào mùa mưa mật độ của rầy nhảy sẽ giảm mạnh.
Phương pháp quản lý rầy nhảy hiệu quả:
+ 200ml TVG20 565EC + 1 gói Siêu rầy cho phuy 200 lít nước (phun khi rầy xuất hiện trên đọt non, phun ướt 2 mặt lá).
+ Điều khiển cây ra đọt non đồng loạt để thuận tiện trong kiểm soát rầy.
+ Phun nước khi lá vừa mở để rửa trôi ấu trùng, thành trùng góp phần giảm mật số rầy.
+ Sử dụng bẫy dính màu vàng để hấp dẫn và bẫy rầy trưởng thành.
+ Tạo điều kiện phát triển thiên địch của rầy nhảy trong tự nhiên như: ong ký sinh nhỏ (thường có nhiều ở những nơi ít sử dụng thuốc hóa học), ấu trùng bọ rùa, ấu trùng bọ cánh gân, ....