Trang chủ / CÔN TRÙNG HẠI SẦU RIÊNG / BÍ QUYẾT QUẢN LÝ RỆP SÁP HIỆU QUẢ TRÊN SẦU RIÊNG

BÍ QUYẾT QUẢN LÝ RỆP SÁP HIỆU QUẢ TRÊN SẦU RIÊNG


BÍ QUYẾT QUẢN LÝ RỆP SÁP HIỆU QUẢ TRÊN SẦU RIÊNG

Rệp sáp là loại côn trùng gây hại cho nhiều loại cây trồng phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt trong đó có sầu riêng. Rệp sáp làm cho cây sầu mất chất dinh dưỡng, giảm năng suất lẫn giá trị kinh tế. Nếu không có biện pháp phòng trị kịp thời, rệp sáp có thể lan rộng trên diện tích toàn vườn, gây thiệt hại nặng nề cho bà con. 

Tác nhân gây hại: Planococcus sp, Pseudococcus. Thuộc bộ nửa cánh: Hemiptera, họ: Pseudococcidae

hinh-dang-rep-sap

Đặc điểm gây hại và triệu chứng:

Rệp sáp tấn công hầu hết ác bộ phận của cây (rễ, lá, cành, bông, trái), nhưng gây hại rõ nhất khi cây có bông và trái non.

+ Trên bông: Làm teo tóp cuống bông nếu tấn công ở cuống, tấn công ở bông làm bông thiếu hạt phấn, vàng, héo, dễ rụng.

+ Trên trái non: Làm tro tóp cuống trái, trái bị gai to – gai nhỏ không đều. Trái bị méo mó, vàng gai, không lớn và dễ bị rụng.

+ Trên trái lớn: Khi bị rệp và nấm bồ hóng tấn công làm vỏ trái bị đen, xấu xí, mất thẩm mỹ trái.Ngoài ra, cây bị rệp sáp tấn công âm thầm lặng lẽ dưới rễ có những biểu hiện sau: Rệp sáp chích hút rễ gây phù nề, rễ chậm phát triển. Đồng thời vết chích của rệp sáp tạo vết thương hở điều kiện cho nhiều loại nấm gây hại (thối rễ, xì mủ,…).

trieu-chung-gay-hai-cua-rep-sap

Hình dạng rệp sáp: 

Rệp sáp bám chặt trên thân, cây và lá sầu riêng. Chúng dài khoảng 3mm, màu hồng hoặc vàng, bên ngoài phủ một lớp phấn bột trắng, xung quanh mép rìa có nhiều sợi tua.

Rệp sáp cái không có cánh. Chúng lột xác 3 lần, sau đó đẻ trứng và chết. Trong khi đó, rệp sáp đực lột xác 4 lần, có cánh và nhỏ hơn con cái.

Rệp sáp con sẽ có màu nhạt hơn. So với rệp trưởng thành thì rệp sáp con có lớp ngoài trơn, chưa phủ lớp bột trắng.

Phương pháp quản lý nhện đỏ hiệu quả:

        - 150ml TVG20 + 150ml SINH HỌC 4.0 + 1 gói SIÊU RẦY cho phuy 200 lít nước (phun được tất cả các giai đoạn trái khi có rệp sáp)

thuoc-tri-rep-sap

   - Hạn chế trồng xen kẽ với các cây thu hút rệp sáp như: Cà phê, bơ, ổi, tiêu…

   -Nên trồng cây với mật độ hợp lý để vườn được thông thoáng. Không nên trồng vườn mật độ quá dày.

   -Nên duy trì độ ẩm thường xuyên vào các mùa khô hạn. Tưới nước đầy đủ kết hợp với bón phân hữu cơ hợp lý.

   -Cắt tỉa các cành sâu bệnh, cành nằm khuất trong tán lá không có khả năng cho trái.

   -Diệt cỏ hay các nơi trú ngụ của kiến.

   -Bảo vệ các loại vật nuôi như nhện, bọ rùa, hay ong…

   -Chủ động phun thuốc phòng rệp sáp theo định kỳ, phun 15 – 20 ngày/lần cho cây. Đặc biệt chú ý giai đoạn cây ra bông, sau khi xổ nhụy và có trái non, hoặc ở giai đoạn xổ nhụy là khi rệp dễ phát triển mạnh nhất.

RỆP SÁP GÂY HẠI SẦU RIÊNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ