BÍ QUYẾT QUẢN LÝ BỆNH THÁN THƯ HIỆU QUẢ TRÊN SẦU RIÊNG
BÍ QUYẾT QUẢN LÝ BỆNH THÁN THƯ HIỆU QUẢ TRÊN SẦU RIÊNG
Bệnh thán thư trên sầu riêng là loại bệnh gây hại rất phổ biến. Nhất là vào mùa mưa, xuất hiện chủ yếu trên lá. Làm ảnh hưởng đến cây trồng và mùa vụ của bà con nông dân.
Tác nhân gây bệnh thán thư:
Bệnh thán thư trên sầu riêng do tác nhân nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Bệnh gây hại nặng trong mùa mưa.
Khi có cây nhiễm bệnh, bào tử nấm sẽ truyền theo gió, rơi xuống đất, lan truyền qua nước tưới để lan sang cây khác.
Bệnh gây hại phổ biến trên lá, lúc đầu tại đuôi lá hoặc mép lá lan dần vào phía trong tạo những đốm bệnh lõm có viền nâu sẫm. Ngoài ra bệnh còn gây khô bông và làm rụng trái non.
Bệnh thán thư phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt, khu vực có độ ẩm cao. Bên cạnh đó, vườn sầu riêng nếu ít được chăm sóc, thiếu cân bằng dinh dưỡng hoặc không được cắt tỉa gọn gàng, bị rợp bóng cũng là môi trường thuận lợi cho bào tử nấm phát triển và gây bệnh cho cây trồng. Ngoài ra, yếu tố đất trồng cũng cần là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh thán thư sầu riêng. Đất trồng xấu, thiếu dưỡng chất cần thiết và không được cải tạo khiến cây thiếu hụt dinh dưỡng và mất khả năng kháng bệnh tự nhiên.
Nấm Colletotrichum spp sẽ tấn công sầu riêng vào bất kỳ giai đoạn nào. Tuy nhiên, lúc cây mới ra đọt non, lá non là thời gian dễ bị nhiễm bệnh nhất. Bà con hãy lưu ý khoảng gian này để chăm sóc và có những biện pháp phòng ngừa thán thư hợp lý nhất.
Triệu chứng của bệnh thán thư:
- Trên lá:
Bệnh thán thư sầu riêng có thể phát triển trên các lá của cây, đặc biệt là các lá già hoặc lá bánh tẻ. Biểu hiện trên lá khi nhiễm bệnh thán thư sầu riêng rất rõ ràng và dễ nhận biết. Ban đầu, trên lá sẽ xuất hiện những vết lỗ nhỏ có hình tròn đồng tâm. Sau đó chuyển thành những vết nâu sẫm hoặc đen. Vết nấm lây lan nhanh chóng và có thể lan đến tất cả các lá của cây sầu riêng. Lá sẽ dần khô và rụng, gây ra sự suy yếu và thậm chí là chết của cây. Nếu bệnh thán thư được bỏ qua và không được điều trị, nó có thể gây ra hậu quả nặng nề.
- Trên hoa:
Bệnh thán thư sầu riêng cũng có thể gây ra các biểu hiện trên hoa của cây sầu riêng. Cụ thể, các hoa bị nhiễm bệnh sẽ có các đốm nâu nhạt hoặc đen trên cánh hoa, lá đài hoặc trên nhụy. Những hoa bị nhiễm bệnh thường sẽ rụng trước khi nở hoàn toàn, gây ra thiệt hại cho năng suất của cây.Nếu bệnh thán thư trên hoa được phát hiện và điều trị kịp thời, các hoa mới có thể phát triển mà không bị bệnh. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp kiểm soát, cây sầu riêng sẽ không cho hoa và quả, hoặc chỉ cho với số lượng ít.
- Trên quả:
Khi quả bị nhiễm bệnh thán thư, các vết đốm sẽ xuất hiện ở vị trí hốc gai, sau đó lan rộng lên phần còn lại của quả. Quả bị nhiễm bệnh nặng sẽ chuyển sang màu đen ở phía giữa và có quầng vàng phía ngoài. Bệnh sẽ lan rộng ra nhanh chóng, tấn công trên diện rộng của quả sầu riêng và dần dần trái sẽ bị rụng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng trái sầu riêng.
Phương pháp quản lý bệnh thán thư hiệu quả:
+ Công thức 1: 300gr BAVACOL 500WP + 125ml KINGCIDE JAPAN + 100ml FAMYCIN USA
+Công thức 2: 125ml KINGCIDE JAPAN + 100ml FAMYCIN USA + 250ml NANO KẼM
+Cung cấp đủ nước và bón phân đúng cách
+Cải tạo đất tốt, tăng cường bón phân hữu cơ đã được ủ hoai mục hoặc phân ủ bằng nấm trichoderma. Tưới bổ sung các chế phẩm vi sinh vật vào đất.
+Giữ ẩm cho đất trong mùa khô bằng cỏ dại hoặc vật liệu hữu cơ.
+Cắt cành tạo tán phù hợp cho cây, tạo độ thông thoáng cho vườn.
+Phòng trừ sâu bệnh: Phun phòng trừ nấm bệnh côn trùng định kỳ
+Đối với vườn cây con, cần che mát cho cây.
+Thường xuyên thăm, kiểm tra vườn để phát hiện sớm bệnh.
+Tiến hành cắt tỉa các cành lá, hoa quả nhiễm bệnh đem đi tiêu hủy, tránh lây lan.