Trang chủ / BỆNH HẠI TRÊN SẦU RIÊNG / BÍ QUYẾT QUẢN LÝ BỆNH NỨT THÂN, XÌ MỦ, THỐI TRÁI HIỆU QUẢ TRÊN SẦU RIÊNG

BÍ QUYẾT QUẢN LÝ BỆNH NỨT THÂN, XÌ MỦ, THỐI TRÁI HIỆU QUẢ TRÊN SẦU RIÊNG


BÍ QUYẾT QUẢN LÝ BỆNH NỨT THÂN, XÌ MỦ, THỐI TRÁI HIỆU QUẢ TRÊN SẦU RIÊNG

Đầu tiên nứt thân xì mủ xuất phát từ đâu? Nguyên nhân của nứt thân xì mủ là do nấm Phytophthora spp. Nấm bệnh Phytophthora spp thường tồn tại trong đất dưới dạng động bào tử tự do, chúng tấn công vào cây khi cây có vết thương do quá trình chăm sóc cây, sâu hại tấn công, tổn thương do ngập úng hoặc vùng kéo dài của đỉnh rễ, chúng cũng có thể thâm nhập trực tiếp vào cây qua thân, cành, lá non để gây hại.

Dấu hiệu nhận biết bệnh rất đơn giản, khi thăm vườn vào buổi sáng sớm, ta sẽ bắt gặp trên thân cây những vết xì mủ, vết này sẽ khô đi khi trời đứng nắng. Vì vậy việc quan sát vườn thường xuyên vào buổi sáng rất có hiệu quả trong công tác phát hiện sớm vết bệnh.

nut-than-tren-sau-rieng

Tác nhân gây bệnh nứt thân, xì mủ, thối trái:

Phytophthora palmivora là tác nhân gây chảy nhựa, xì mủ trên cây sầu riêng. Loại nấm này gây hại trên sầu riêng từ giai đoạn vườn ươm đến cây trưởng thành. 

bao-tu-nam-phytopthora

Nấm Phytophthora palmivora phân tán nhờ gió và nước. Nấm có thể di chuyển trong nước nhờ vào roi. Bào tử nấm có thể tồn tại trong đất lên đến 6 năm, có khả năng thích ứng và tồn tại trong điều kiện bất lợi. Khi gặp điều kiện thuận lợi như gió to, mưa nhiều, bào tử nấm sẽ lây lan và phát triển rất mạnh. Vườn bị ngập úng càng lâu thì áp lực bệnh càng lớn. Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm:

  • Lạm dụng phân hóa học: làm chết vi sinh vật có lợi, ví dụ nấm đối kháng Trichoderma, có khả năng ức chế hoạt động của nấm bệnh P. palmivora.
  • Mô thấp, liếp rộng, thoát nước kém, đất thiếu độ tơi xốp, pH thấp: Khi mưa lớn hoặc tưới quá mức thì rễ dễ bị ngập úng và dẫn đến tổn thương rễ, tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhiễm. Ngập úng cũng làm tăng khả năng lây lan do nấm P. palmivora phân tán nhờ nước.
  • Cây có vết thương: do sự tấn công của tuyến trùng, kiến lửa, rệp sáp hoặc cây bị  mất cân đối dinh dưỡng, kích rễ quá mức. Điều này gây ra tổn thương trên rễ và tạo điều kiện cho P. palmivora xâm nhập.
  • Không tỉa cành: tán cây rậm rạp, tạo độ ẩm cao.
  • Xử lý nghịch vụ: làm suy giảm khả năng miễn dịch của cây trồng.

Triệu chứng của bệnh nứt thân, xì mủ, thối trái:

  • Trên rễ: rễ non bị thối có màu nâu đen, rễ chết dần làm cây phát triển chậm, sau đó nấm lây lan dần lên các rễ lớn và đến phần gốc thân rồi lên phần thân cây phía trên làm chảy nhựa, bộ lá chuyển màu vàng cây không phát triển và chết dần. 
  • Trên thân, cành: trên thân cây, nơi vết bệnh xuất hiện ban đầu hơi đổi màu như thấm nước, khác màu với vùng vỏ thân xung quanh, sau đó trên thân có dấu hiệu chảy nhựa màu nâu trên bề mặt vỏ cây. Bệnh lan dần vào bó mạch, khi cạo lớp vỏ bị bệnh ra thấy phần gỗ có màu nâu sẫm dọc theo thân, cành.
  • Trên lá: vết bệnh đầu tiên là những đốm giống như bị bỏng nước, sau đó có màu nâu đen, nhỏ trên mặt lá và lan rất nhanh. Bộ lá chuyển màu vàng rồi sau vài ngày, lá chuyển thành màu nâu. Bào tử nấm lây sang lá kế cận, lá bị nhũn rồi khô dần và sẽ rụng sau vài ngày.
  • trieu-chung-benh-nut-than-xi-mu-tren-sau-rieng
    Trên quả: vết bệnh khởi đầu là một vài chấm nhỏ màu nâu đen, sau đó phát triển thành hình tròn hay loang lỗ và có màu nâu trên vỏ quả. Khi quả già vết bệnh nứt ra và phần thịt bên trong bị thối, có rất nhiều sợi nấm màu trắng trên vết bệnh và làm quả sầu riêng rụng trước khi chín.

Phương pháp quản lý bệnh nứt thân, xì mủ, thối trái trên sầu riêng hiệu quả:

  • Thường xuyên cắt, tỉa và tạo tán cho vườn được thông thoáng. Tránh để vườn rậm rạp vì sẽ làm tăng độ ẩm nhất là sau giai đoạn thu hoạch sẽ gây hại rất nhiều.
  • Vườn cây sầu riêng con thì nhà vườn nên ưu tiên trồng với mật độ vừa phải, tránh trồng quá dày đặc cũng không tốt cho năng suất vườn sầu.
  • Giữ cho vườn trồng sầu riêng luôn thoát nước tốt, có biện pháp phòng tránh ngập úng vào mùa mưa.
  • Thường xuyên quan tâm, chăm sóc cây trồng tốt bằng cách tưới nước đủ ẩm kết hợp với bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, cân đối. Đồng thời bà con cũng nên tăng cường bón phân hữu cơ và hạn chế tối đa việc bón phân hóa học vô cơ.

+ Công thức 1: 300gr BAVACOL 500WP + 250ml PHOSPHITE K+ cho phuy 200 lít nước (phun ướt 2 mặt lá, thân cành, tưới rễ, phun lên trái định kỳ 1 tháng 1 lần)

thuoc-phun-ngua-benh-nut-than-xi-mu

+Công thức 2: 300gr BAVACOL 500WP + 100gr MANCOBGO 80WP + 250ml AGRIPOS 650 pha cho 10 lít (quét lên vết bệnh trên thân khi khô bệnh, tưới vào vùng rễ bệnh)

thuoc-quet-nut-than-xi-mu-tren-sau-rieng

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ PHÒNG TRỪ BỆNH NỨT THÂN, XÌ MỦ, THỐI TRÁI HIỆU QUẢ TRÊN SẦU RIÊNG